QUẢN LÝ KHU ĐÔ THỊ

QUẢN LÝ KHU ĐÔ THỊ

 QUẢN LÝ KHU ĐÔ THỊ

 

Cùng với sự phát triển của thế giới, thị trường BĐS, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao để góp phần tạo một môi trường sống trong lành, văn hóa cho cư dân là một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư

Vì vậy, để việc quản lý đô thị mang tính hiệu quả cao, các quốc gia cần phải xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, cầu đường, cống thoát nước, nhà ở, đồng thời hệ thống xử lý chất thải cũng như không gian xanh, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng cần được xử lý kịp thời. Đây cũng chính là trách nhiệm khó khăn cho những nhà quản lý đô thị ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển có dân số tăng nhanh.

 

Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới

 Singapore: là một quốc gia được các chuyên gia nhận định là một trong các quốc gia đáng sống với các quy hoạch sáng tạo, thiết kế thông minh và quản lý phát triển bền vững. Kinh nghiệm từ nước này mang lại cho người dân cuộc sống chất lượng, cảnh quan đô thị văn minh, thân thiện môi trường. Singapore có được như ngày hôm nay, là nhờ vào sự quy hoạch tổng thể thể hiện liên kết hạ tầng (giao thông, thoát nước, điện lực, nhà ở,…) của nhà nước, chủ yếu phát triển ngành công nghiệp sạch, gần gũi thiên nhiên. Hiện nay phần lớn Singapore có mật độ che phủ cây xanh dày đặc. Ngay từ ban đầu triển khai quy hoạch, chính phủ đã có kế hoạch tuyên truyền cho người dân về lối sống văn minh tại nơi công cộng. Mọi người dần dần có thói quen, ý thức sống văn minh tự giác, sạch sẽ ở bất cứ đâu trong đời sống sinh hoạt . Chính vì vậy, nhà nước Singapore đã tiết kiệm được nhiều chi phí xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Singapore còn có chiến lược sử dụng năng lượng thấp, đảm bảo phát triển bền vững, đồng thời hệ thống giao thông công cộng được vận hành khá hiệu quả.

 

Nhật Bản: Đứng trước tình trạng dân số tăng nhanh nên tình trạng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, Nhật Bản đã thực hiện kế hoach xây dựng kết cấu hạ tầng phân chia thành các vùng đô thị hóa mở rộng. Hiện nay nước này đã đạt được những thành tựu đáng kể trong mô hình đô thị thông minh, sinh thái, giảm lượng CO2 xuống mức thấp nhất, giao thông tiện lợi, phát triển đô thị trung tâm. Dự án khu dân cư trong đô thị  được phân thành 2 loại: Dự án đô thị gắn với khu công nghiệp, khu kinh tế và dự án tái phát triển khu dân cư hiện có. Đô thị hóa phát triển ở Nhật Bản thể hiện rõ ở Tokyo, một thành phố được quy hoạch vơi mục tiêu nâng cao kết cấu hạ tầng, môi trường trong sạch, an ninh, văn hóa du lịch. Chiến lược chính để thực hiện mục tiêu của Tokyo là xây dựng thành phố giảm CO2, xây dựng đô thị xanh, công nghệ tiết kiệm năng lượng, thiết lập sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ bảo tồn năng lượng, hệ thống giao thông bền vững. Chính quyền Tokyo đã kêu gọi giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 và 80% vào năm 2050, Chính phủ Nhật Bản cũng đề cao vai trò đi đầu của Tokyo và mô hình của Tokyo đã được nhân rộng cho tất cả các thành phố của Nhật Bản, thậm chí còn lan sang các nước khác.


Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều đang hướng tới mục tiêu đô thị hóa phát triển bền vững. Bài học kinh nghiệm về quy hoạch và quản lý đô thị tại các nước như: Singapore, Nhật Bản… sẽ phần nào giúp cho quá trình hoạch định quy hoạch, tạo ra môi trường tốt hơn cho các đô thị trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

 BEE HOME

 

Liên hệ

logofooter

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ QUẢN LÝ NHÀ CHUNG CƯ BEE HOME

Địa chỉ :78/3 Đường 51, Tổ 42, Phường 14, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline : 0963 25 27 27

Đăng Ký Nhận Bản Tin

Đăng ký nhận tin

Nhập email để nhận thông tin mới nhất từ Công ty Beehome

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Chính Sách Công Ty

Mã QR

Unitag QRCode 1597207635279

Thống kê truy cập

Bản đồ

mess.png

zalo.png

call.png